Thành Tiền | 0đ |
---|---|
Tổng Tiền | 0đ |
Ứng dụng của giấy Couche trong đời sống Giấy Couche ngày càng trở nên phổ biến ở khắp mọi nơi và được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống.
Giấy che đã và đang được dùng trong ngành in từ nhiều thập kỷ trước. Và cho đến tận ngày nay, loại giấy này vẫn đóng một vị trí chủ chốt trong in ấn. Người ta ứng dụng giấy Couche để in nhiều loại ấn phẩm phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội.
Giấy Couche là loại giấy được tráng phủ bằng cao lanh hoặc chất liệu tương tự. Bề mặt giấy phẳng và mượt, độ bắt sáng và độ chắn sáng tốt. Bên cạnh đó, loại giấy này còn bám mực tốt và hấp thụ mực đồng đều. Nhờ những ưu điểm này mà giấy Couche rất được ưa chuộng trong lĩnh vực in ấn. Đặc biệt là in Catalogue, Namecard, Brochure,... cần hình ảnh có chất lượng cao, sắc nét.
Giấy Couche có hai loại chính là:
- Giấy Couche Gloss là loại giấy có bề mặt láng bóng, bắt ánh sáng tốt. Người ta thường sử dụng chất liệu này trong in Offset và dùng mực Pigment UV. Vì bề mặt quá bóng nên không thể viết chữ lên bề mặt.
- Giấy Couche Matt có bề mặt láng mờ hơn giấy Couche Gloss. Vì thế nên hoàn toàn có thể viết chữ lên bề mặt của chúng. Loại giấy này sử dụng được cho mọi loại mực in. Khi in bằng giấy Couche Matt sẽ tạo cảm giác dễ chịu và đỡ mỏi mắt hơn cho người đọc. Tuy nhiên, loại giấy này khi in mực thường lâu khô hơn so với dòng giấy Couche khác.
Giấy Couche có đặc điểm bóng hoặc mờ, sáng và cho ra màu in bắt mắt. Khi in sản phẩm trên chất liệu này cho hiệu ứng rất tốt. Giấy Couche kết hợp cùng công nghệ in Offset tạo ra độ tương phản màu tốt, hình ảnh sắc nét. Độ sáng phổ biến của giấy là từ 68 đến 98 % ISO. Định lượng giấy dao động từ 35 đến 350 gsm. Tuy nhiên, mức độ phổ biến nhất là từ 100 đến 120 gsm. Ở đó, tính sáng mịn của giấy làm cho sản phẩm trở nên thu hút hơn.
Khái niệm C100, C200 hay C300 không còn xa lạ với những người trong nghề. Tuy nhiên, nếu bạn không làm về lĩnh vực in ấn thì chắc hẳn đây sẽ là một dấu hỏi chấm. C là chữ cái viết tắt của Couche. Các con số 100, 200 và 300 kia chính là định lượng của giấy với đơn vị là gam trên mét. Định lượng giấy càng lớn thì độ dày của giấy càng cao.
Không nên chọn định lượng giấy theo cảm hứng mà cần căn cứ vào mục đích sử dụng để chọn mức phù hợp. Nếu bạn cần in ấn phẩm cho các lĩnh vực có giá trị kinh tế cao như kinh doanh bất động sản, ô tô,... thì nên chọn giấy C150 - C200. Với các loại tờ rơi cho siêu thị, quán ăn thì nên chọn loại giấy mỏng hơn cỡ C80 - C120 để thu được hiệu quả tốt nhưng vẫn tiết kiệm chi phí truyền thông. Còn khi in Catalogue hoặc Profile cho công ty thì bìa dùng loại C200 - C250, nội dung bên trong sử dụng C120 - C150 là hợp lý nhất. Đặc biệt, với Catalogue ít trang nên chọn giấy có định lương cao hơn để đảm bảo độ bền khi sử dụng, tránh rách quá sớm. Như thế sẽ giúp cho ấn phẩm cứng cáp hơn và tạo được ấn tượng tốt đối với khách hàng.
Giấy Couche thường khá dày và có bề mặt chắc hơn so với những loại giấy khác trên thị trường. Điều này khiến cho loại giấy này có mức giá nhỉnh hơn. Vì thế chúng được dùng để in các sản phẩm cao cấp, chất lượng hoàn mỹ. Nếu bạn mua giấy với số lượng lớn thì sẽ giảm được một khoản kha khá. Các đơn vị in ấn thường dự trữ số lượng giấy tương đối lớn, đặc biệt là vào dịp tết. Thời điểm đó, nhu cầu sử dụng giấy Couche của mọi người tăng cao.
Về kích thước, giấy Couche có nhiều kích thước phù hợp với nhiều lĩnh vực của đời sống. Bạn có thể tham khảo một số kích thước thông dụng sau:
Tham khảo thêm bài viết: In Catalogue là gì? Bí quyết để sở hữu mẫu in Catalogue chuyên nghiệp
Ứng dụng của giấy Couche trong đời sống rất đa dạng. Tùy thuộc vào mục đích sử dụng mà khách hàng có thể in trên một hoặc hai mặt giấy. Với loại giấy tráng phủ một mặt thường được dùng để in nhãn mác của sản phẩm hoặc các loại túi giấy, nhãn hiệu trên hộp. Còn loại giấy có hai mặt tráng được ứng dụng nhiều trong in tạp chí, poster, menu,...
Không khó để bắt gặp những sản phẩm được làm từ giấy Couche xung quanh bạn. Chúng luôn nổi bật với những hình ảnh sắc nét, bắt mắt. Gần như mọi nhu cầu in ấn của đời sống giấy Couche đều có thể đáp ứng được. Chính vì vậy, đây là loại giấy thiết yếu của cuộc sống.
In Catalogue bằng giấy Couche đã trở nên phổ biến. Dưới đây là một số mẫu Catalogue đẹp được lựa chọn cho các lĩnh vực:
Catalogue cho xe hơi yêu cầu tính thẩm mỹ cao. Không những phải làm nổi bật được ngoại hình của chiếc xe mà còn cần hiển thị đầy đủ các thông số kỹ thuật. Làm thế nào để vừa thể hiện được đầy đủ thông tin cần thiết vừa hấp dẫn khách hàng.
Catalogue cho thời trang là một thử thách đối với những người thiết kế. Khi ngành thời trang luôn thay đổi chóng mắt theo từng phút, các sản phẩm của thương hiệu phải tạo được điểm nhấn riêng.
Bất động sản vẫn là ngành có nhiều khởi sắc trong giai đoạn hiện nay. Bên cạnh việc chú trọng vào kết cấu, chất lượng của công trình thì các chủ đầu tư cũng cần phải có các chiến lược truyền thông để giới thiệu sản phẩm tới khách hàng kịp thời. In catalogue chính là một trong những giải pháp tiếp cận khách hàng hiệu quả của các ông lớn trong lĩnh vực bất động sản.
Bất kỳ hãng mỹ phẩm nào cũng đều có những Catalogue cho tất cả hoặc từng dòng sản phẩm. Khách hàng thông qua đó để nắm được thành phần, công dụng của hàng hóa.
Khác với ngày xưa, nhà cửa thời nay không phải chỉ là nơi che nắng che mưa đơn thuần mà còn là nơi để chúng ta tận hưởng những phút giây yên bình. Do đó, nhu cầu trang trí nội thất cũng tăng lên. Các công ty cần phải tăng cường các biện pháp giới thiệu sản phẩm tới khách hàng. In Catalogue là một gợi ý hoàn hảo cho các doanh nghiệp kinh doanh nội thất.